Sảng (Sảng Lá Kiếm)

0 sản phẩm

Sảng (Sảng Lá Kiếm)

Ngày đăng:

Cây Sảng có tên khoa học là Sterculia lanceolata Cav. Sảng là loại cây ưa sáng, được tìm thấy ở vùng núi của nước ta, được nhân dân sử dụng để làm thuốc chữa mụn nhọt. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Sảng

1 Giới thiệu về cây Sảng

Hình ảnh quả của cây Sảng
Hình ảnh quả của cây Sảng

Tên khoa học: Sterculia lanceolata Cav.

Tên gọi khác: Sảng Lá Kiếm, Trôm Mề Gà, Quả Thang.

Họ thực vật: Trôm Sterculiaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Hình ảnh toàn cây Sảng
Hình ảnh toàn cây Sảng

Sảng thuộc dạng cây nhỏ hoặc cây nhỡ, có chiều cao từ 3 mét đến 10 mét.

Cành của cây có dạng hình trụ, cành non có nhiều lông, cành già có vỏ ngoài nhẵn, trên thân có khía chạy dọc, màu xám.

Lá mọc so le, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình ngọn giáo, chiều dài khoảng 9 đến 20cm, chiều rộng khoảng 3,5 đến 8cm.

Gốc lá có dạng hình tròn, đầu lá tù hơi nhọn. Mặt trên của phiến lá nhẵn, mặt dưới có ít lông có hình sao, gắn với nhau tạo thành một mạng lưới bao phủ bề mặt lá.

Lá kèm nhọn, trên phiến có lông hình sao, dễ rụng.

Hình ảnh lá của cây Sảng
Hình ảnh lá của cây Sảng

Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, có chiều dài khoảng 4 đến 5cm, có lông mềm.

Lá bắc ngắn, dễ rụng.

Kích thước hoa nhỏ, gồm 1-5 bông hoa trên mỗi nhánh.

Hoa đực có cuống, nhiều lông, bộ nhị nhẵn; hoa cái có bầu dạng hình cầu.

Quả có dạng kéo gồm 4-5 đại xếp thành hình ngôi sao, có màu đỏ, trên bề mặt có phủ một lớp lông nhung.

Có 4-9 hạt, dạng hình trứng dẹt, màu đen.

Mùa hoa rơi vào tháng 4 đến tháng 7.

Mùa quả rơi vào tháng 8 đến tháng 10.

1.2 Đặc điểm phân bố

Sảng là loài cây ưa sáng
Sảng là loài cây ưa sáng

Chi Stercula L. có khoảng 25 loài tại nước ta, trong đó có cây Sảng.

Sảng phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi của nước ta như Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các tỉnh như Ninh Thuận, Tây Nguyên.

Loại cây này cũng được tìm thấy ở Lào và Nam Trung Quốc.

Có bản chất là cây ưa sáng, Sảng chịu được khí hậu hơi nóng, thường mọc ở các khu rừng thứ sinh hoặc ven rừng có khí hậu ẩm hoặc được tìm thấy ở các khu vực rừng non phát triển sau nương rẫy.

Sảng rụng lá vào mùa đông và mọc lá vào mùa xuân, sau đó có quả vào cuối mùa hè.

Quả sau khi chín sẽ tự mở để lộ các hạt đen nhưng chưa rụng ngay xuống đất nên thường bị chim ăn.

Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy những cây con phát sinh từ hạt.

Sảng có khả năng tái sinh sau khi bị chặt.

1.3 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, vỏ cây, hạt.

2 Thành phần hóa học

Theo Đỗ Tất Lợi, có thể tìm thấy tanin, chất nhầy ở cây Sảng.

3 Chữa sưng tấy, mụn nhọt từ vỏ cây Sảng

Cây Sảng
Cây Sảng

Vỏ cây được sử dụng để chữa áp xe, mụn nhọt, sưng tấy với liều dùng được khuyến cáo là 20-30g vỏ cây tươi, giã nát với muối và đắp lên vùng tổn thương.

Người dân Quảng Tây, Trung Quốc sử dụng vỏ cây sắc lấy nước uống để chữa khí hư, lá tươi giã nát để chữa đòn ngã tổn thương. Hạt của cây Sảng có thể ăn được và dùng để chữa nóng phổi.

4 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Sảng, trang 671-672. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Sảng (Sảng Lá Kiếm)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633