1 / 24
solezol 1 E1083

Solezol

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

110.000
Đã bán: 169 Còn hàng
Thương hiệuAnfarm Hellas, Anfarm Hellas S.A - Hy Lạp
Công ty đăng kýCông ty cổ phần TADA Pharma
Số đăng kýVN-21738-19
Dạng bào chếBột pha dung dịch tiêm/ truyền tĩnh mạch
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ
Hoạt chấtEsomeprazole
Xuất xứHy Lạp
Mã sản phẩmaa9077
Chuyên mục Thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Dược sĩ Cẩm Loan Biên soạn: Dược sĩ Cẩm Loan
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 3714 lần

Solezol chứa hoạt chất esomeprazole, là thuốc dạng tiêm thường được chỉ định thay thế cho esomeprazol đường uống khi không đạt hiệu quả, hoặc không phù hợp điều trị. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng Solezol. 

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi lọ bột pha dung dịch tiêm truyền Solezol 40mg có chứa những thành phần chính như là:

  • Esomeprazole (dưới dạng Esomeprazole natri): 40mg
  • Tá dược: natri edetat, natri hydroxyd.

Dạng bào chế: Bột pha dung dịch tiêm/ truyền tĩnh mạch.

2 Tác dụng - Chỉ định của Solezol

2.1 Tác dụng của Solezol

2.1.1 Dược lực học

Esomeprazole (Nexium; S-omeprazole) là một chất ức chế bơm proton đồng phân quang học đơn lẻ (PPI) được phê duyệt để kiểm soát viêm thực quản trào ngược, điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GORD), phòng ngừa và chữa lành bệnh loét dạ dày do NSAID (và phòng ngừa loét tá tràng do NSAID ở Anh), điều trị nhiễm Helicobacter pylori và bệnh loét tá tràng liên quan (và phòng ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng do H. pylori ở Anh) và điều trị hội chứng Zollinger-Ellison (và các hội chứng tăng tiết khác ở Hoa Kỳ). 

Esomeprazole 40 mg đường uống một lần mỗi ngày cho thấy hoạt tính kháng tiết mạnh hơn các PPI khác. Nhìn chung, trong các nghiên cứu lâm sàng được thiết kế tốt kéo dài từ 4 tuần đến 6 tháng ở những bệnh nhân mắc bệnh GORD, esomeprazole có hiệu quả tương đương hoặc tốt hơn các thuốc khác.

Ở những bệnh nhân cần điều trị liên tục với NSAID, điều trị phối hợp với esomeprazole 20 hoặc 40mg ngày một lần giúp giảm các triệu chứng đường tiêu hóa hoặc ngăn ngừa loét xuất hiện hiệu quả hơn so với giả dược. 

Esomeprazole cũng tốt hơn Ranitidine 150 mg hai lần mỗi ngày trong việc chữa lành vết loét dạ dày do NSAID. Ngoài ra, thuốc đã chứng minh hiệu quả như là một phần của chế độ trị liệu ba lần trong việc loại bỏ nhiễm H. pylori, chữa lành vết loét tá tràng liên quan đến H. pylori và ngăn ngừa tái phát loét dạ dày. Esomeprazol cũng điều trị hiệu quả bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison. Esomeprazole thường được dung nạp tốt với đặc tính tác dụng phụ tương tự như các PPI khác[1].

2.1.2 Dược động học

Hấp thu: Sinh khả dụng bằng đường uống của Esomeprazole khi dùng 1 liều duy nhất là khoảng 64%. Với liều lặp lại, sinh khả dụng toàn thân là khoảng 90%. Nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đỉnh sau 1,5 giờ uống. Esomeprazole  nên được sử dụng ít nhất 1 giờ trước bữa ăn bởi so với lúc đói thì nồng độ đỉnh của thuốc giảm từ 43-53% nếu dùng sau khi ăn[2].

Phân bố: Ở người bình thường, thể tích phân bố của thuốc là khoảng 16L. Esomeprazole có khả năng liên kết với protein huyết tương lên đến 97%. 

Chuyển hóa: Esomeprazole  được chuyển hóa bằng hệ thống enzym cytochrom P450 tại gan. Trong đó, chủ yếu thu được chất chuyển hóa  hydroxy và desmethyl thông qua enzyme CYP2C9. Một số chất chuyển hóa đã biết bao gồm 5- Hydroxy Omeprazole, 5-O-Desmethyl Omeprazole và Omeprazole sulfone.

Thải trừ: Thời gian bán thải của Esomeprazole  là khoảng 1 đến 1,5 giờ. Phần lớn thuốc được thải trừ trong nước tiểu, một phần nhỏ được tìm thấy trong phân.

2.2 Chỉ định của Solezol

Solezol là thuốc gì? Thuốc Solezol được chỉ định sử dụng trong:

Đối với người lớn

Điều trị kháng tiết dịch vị khi liệu pháp đường uống không thích hợp, như: 

  • Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) trên bệnh nhân viêm thực quản và/hoặc có triệu chứng trào ngược nặng.
  • Điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc NSAID.
  • Dự phòng loét dạ dày và tá tràng do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) ở bệnh nhân có nguy cơ.
  • Phòng ngừa tái xuất huyết sau khi điều trị nội soi xuất huyết cấp tính do loét dạ dày hay loét tá tràng.

Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên từ 1-18 tuổi

Điều trị kháng tiết dịch vị khi liệu pháp đường uống không thích hợp, ví dụ: Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) ở bệnh nhân bị viêm xước thực quản do trào ngược và/hoặc các triệu chứng trào ngược nặng.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Nesteloc 40 (Esomeprazol 40mg): công dụng, lưu ý khi dùng

3 Cách dùng - Liều dùng của Solezol

3.1 Liều dùng của Solezol

Người lớn:

Điều trị kháng tiết dịch vị khi liệu pháp đường uống không còn phù hợp: 

  • Bệnh nhân không thể dùng thuốc qua đường uống có thể điều trị bằng dạng tiêm với liều 20 - 40 mg/lần/ngày. 
  • Bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược nên được điều trị với liều 40mg/lần/ngày. 
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược,dùng liều 20mg/lần/ngày. 
  • Liều thông thường để điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc NSAID là 20 mg/lần/ngày. 
  • Liều dùng dự phòng loét dạ dày và tá tràng do sử dụng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ là 20 mg/lần/ngày. 
  • Thời gian điều trị qua đường tĩnh mạch thường ngắn và nên chuyển sang dùng thuốc đường uống ngay khi có thể được. 

Phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày hay loét tá tràng 

Sau khi điều trị bằng nội soi xuất huyết cấp tính do loét dạ dày hay loét tá tràng nên truyền liều cao 80 mg trong khoảng 30 phút, tiếp theo truyền tĩnh mạch liên tục 8mg/giờ trong 3 ngày (72 giờ). Sau giai đoạn điều trị bằng đường truyền tĩnh mạch, bệnh nhân nên được tiếp tục điều trị kháng tiết acid bằng dạng uống[3].

3.2 Cách dùng Solezol hiệu quả

Đường tiêm:

Liều 40mg: Tiêm tĩnh mạch 5 ml dung dịch pha tiêm (nồng độ 8 mg/ml), trong khoảng thời gian tối thiểu 3 phút.

Liều 20mg: Tiêm tĩnh mạch 2,5 ml hoặc nửa phần dung dịch pha tiêm (nồng độ 8 mg/ml) trong khoảng thời gian tối thiểu 3 phút. Nên loại bỏ phần dung dịch không sử dụng. 

Đường tiêm truyền:

Liều 40mg: Dung dịch pha tiêm nên được truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian từ 10 đến 30 phút.

Liều 20mg: Nửa phần dung dịch pha tiêm nên được truyền tĩnh mạch trong thời gian từ 10-30 phút. Nên loại bỏ phần dung dịch không sử dụng.

Liều cao 80mg: Dung dịch pha tiêm nên được truyền tĩnh mạch liên tục trong khoảng thời gian 30 phút. 

Liều 8mg/giờ: Dung dịch pha tiêm nên được truyền tĩnh mạch liên tục trong khoảng thời gian 71,5 giờ (tốc độ truyền được tính là 8mg/giờ, xem thêm phần Hạn dùng của dung dịch đã pha)

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Solezol cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong viên.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Somexwell-40: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

5 Tác dụng phụ

Cơ quanThường gặpÍt gặpHiếm gặpRất hiếm gặp
Rối loạn máu và hệ bạch huyết   Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu. 
Rối loạn hệ miễn dịch  Phản ứng quá mẫn như là sốt, phù mạch, phản ứng/sốc phản vệ. 
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng  Phù ngoại biên. Giảm natri máu.  
Rối loạn tâm thần Mất ngủ. Kích động, lú lẫn, trầm cảm 
Rối loạn hệ thần kinhNhức đầu. Choáng váng, dị cảm, ngủ gà Rối loạn vị giác 
Rối loạn mắt   Nhìn mờ 
Rối loạn tai và mê đạo Chồng mặt  
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất   Co thắt phế quản.  
Rối loạn tiêu hóa Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn nên Khô miệng Viêm miệng, nhiễm Candida đường tiêu hóa. 
Rối loạn gan mật 

Tăng men gan. 

Viêm gan có hoặc không vùng da. Suy gan, bệnh não ở bệnh nhân đã có bệnh gan. 
Rối loạn da và mô dưới da Phản ứng tại chỗ tiêm tiêm truyền 

Viêm da, ngứa, nổi mẩn, mề đay. 

Hỏi đầu, nhạy cảm với ánh sángHồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì gây độc (TIN). 
Rối loạn cơ xương và mô liên kết  Gãy xương hông, xương cổ tay và cột sốngĐau khớp, đau cứ. Yếu cơ
Rối loạn thận và tiết niệu   Viêm thận kẽ

6 Tương tác

Trong quá trình sử dụng, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Solezol với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác như:

Tăng nồng độ các thuốc như: thuốc chống động kinh Phenytoin, thuốc an thần Diazepam,…

Đối với những thuốc hấp thu phụ thuộc độ pH: Không khuyến cáo sử dụng Esomeprazol đồng thời với atazanavir và chống chỉ định sử dụng Esomeprazol đồng thời với nelfinavir.

Bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Kiểm tra hạn dùng trước khi mua và khi có ý định sử dụng lại.

Tuân thủ đúng liều dùng đã được chỉ định.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.

Thận trọng khi dùng ở người bị bệnh gan, người mang thai hoặc cho con bú.

Dùng omeprazol kéo dài có thể gây viêm teo dạ dày hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (như viêm phổi mắc phải tại cộng đồng).

Có thể tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile khi dùng các thuốc ức chế bơm proton.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ có thai: Chưa có đủ dữ liệu lâm sàng về việc dùng Esomeprazol trên phụ nữ có thai. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú: Chưa biết Esomeprazol có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì vậy, không nên dùng Esomeprazole trong khi cho con bú.

7.3 Lưu ý cho người lái xe và vận hành máy móc

Esomeprazol có thể gây chóng mặt và hạn chế tầm nhìn, khi gặp phải các tác dụng phụ này không nên lái xe và vận hành máy móc.

7.4 Quá liều

Triệu chứng: Cho đến nay có rất ít kinh nghiệm về việc dùng quá liều có chủ đích. Các triệu chứng được mô tả có liên quan đến việc dùng liều uống 280ng là các triệu chứng trên đường tiêu hóa và tình trạng yếu ớt. Các liều đơn esomeprazole dạng uống 80ng và dạng dùng tĩnh mạch 308mg esomeprazole trong suốt 24 giờ không gây tác dụng không mong muốn.

Xử trí: Chưa có chất giải độc đặc hiệu. Esomeprazole gắn kết mạnh với protein huyết tương và vì vậy không dễ dàng thẩm phán được. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ tổng quát

7.5 ​Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ phòng là hợp lý nhất.

Tránh nơi ẩm mốc, bụi bẩn.

Không để gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh xa tầm tay của trẻ.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-21738-19.

Nhà sản xuất: Anfarm Hellas S.A - Hy Lạp.

Công ty Đăng ký: Công ty cổ phần TADA Pharma.

Đóng gói: Hộp 1 lọ.

9 Solezol giá bao nhiêu?

Solezol hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0868 552 633 để được tư vấn thêm.

10 Solezol mua ở đâu?

Solezol mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu điểm

  • Thuốc Solezol được đưa vào cơ thể ở dạng tiêm truyền, điều này làm tăng sinh khả dụng, cho tác dụng nhanh và hạn chế được sự ảnh hưởng của các yếu tố của đường tiêu hóa.

  • Esomeprazole được FDA chấp thuận để sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng (GERD), bao gồm chữa lành và duy trì việc chữa lành bệnh viêm thực quản ăn mòn và là một phần của phác đồ ba thuốc điều trị nhiễm Helicobocter pylori[4] 

  • Esomeprazole đã được chứng minh tỷ lệ chữa lành viêm thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tốt hơn Omeprazole [5] 

  • Giá thành phải chăng, dễ mua.

12 Nhược điểm

  • Cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế để thực hiện thao tác tiêm truyền.

  • Có thể gây đau, tụ máu, xơ cứng tại vị trí tiêm.


Tổng 24 hình ảnh

solezol 1 E1083
solezol 1 E1083
solezol 2 P6785
solezol 2 P6785
solezol 3 E1508
solezol 3 E1508
solezol 4 K4235
solezol 4 K4235
solezol 5 V8038
solezol 5 V8038
solezol 6 A0114
solezol 6 A0114
solezol 7 D1102
solezol 7 D1102
solezol 8 H3344
solezol 8 H3344
solezol 9 E1761
solezol 9 E1761
solezol 10 F2354
solezol 10 F2354
solezol 11 Q6157
solezol 11 Q6157
solezol 12 K4026
solezol 12 K4026
solezol 13 H2443
solezol 13 H2443
solezol 14 D1861
solezol 14 D1861
solezol 15 O6673
solezol 15 O6673
solezol 16 T8815
solezol 16 T8815
solezol 17 M5684
solezol 17 M5684
solezol 18 H3615
solezol 18 H3615
solezol 19 E1133
solezol 19 E1133
solezol 20 F2626
solezol 20 F2626
solezol 21 C1243
solezol 21 C1243
solezol 22 N5856
solezol 22 N5856
solezol 23 C1658
solezol 23 C1658
solezol 24 N5462
solezol 24 N5462

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Kate McKeage và cộng sự. Esomeprazole: a review of its use in the management of gastric acid-related diseases in adults, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 06 năm 2023
  2. ^ Chuyên gia Pubchem. Omeprazole, Pubchem. Truy cập ngày 16 tháng 06 năm 2023
  3. ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp đã được Bộ Y Tế phê duyệt. Tải bản PDF tại đây
  4. ^ Tác giả Thomas J Johnson 1, Dennis D Hedge (Ngày đăng tháng 7 năm 2002). Esomeprazole: a clinical review, Pubmed.Truy cập ngày 16 tháng 06 năm 2023
  5. ^ Tác giả Teng M, Khoo AL, Zhao YJ, Lin L, Lim BP, Wu TS, Dan YY (Ngày đăng: Tháng 08 năm 2015). Meta-analysis of the effectiveness of esomeprazole in gastroesophageal reflux disease and Helicobacter pylori infection, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 06 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Sản phẩm này có ship vào Đà Nẵng không?

    Bởi: Giang vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn, nhà thuốc chúng tôi ship hàng trên toàn quốc bạn nhé.

      Quản trị viên: Dược sĩ Phương Thảo vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Tư vấn cho tôi về sản phẩm này

    Bởi: Linh vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ vâng

      Quản trị viên: Dược sĩ Cẩm Loan vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Solezol 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Solezol
    L
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhân viên tư vấn chuyên nghiệp

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Pantostad 40 Cap
Pantostad 40 Cap
100.000₫
Capesto 20
Capesto 20
300.000₫
Gastrozcurmin
Gastrozcurmin
Liên hệ
A.T Pantoprazol Tab 40mg
A.T Pantoprazol Tab 40mg
165.000₫
AtiMezon inj 40mg
AtiMezon inj 40mg
Liên hệ
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633