1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Bệnh Rubella: Nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng và điều trị

Bệnh Rubella: Nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng và điều trị

Bệnh Rubella: Nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Rubella là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Hầu hết những người bị rubella thường bị bệnh nhẹ, với các triệu chứng có thể bao gồm sốt nhẹ, đau họng và phát ban. Tuy vậy, bệnh có thể gây sẩy thai hoặc gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh khi đang mang thai. Biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh rubella là vắc-xin MMR (sởi-quai bị-rubella). [1]

1 Rubella là bệnh gì?

Bệnh Rubella có lây nhiễm không? Rubella virus là gây ra bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở người. Virus rubella được truyền qua các giọt nhỏ trong không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. [2] Con người là vật chủ duy nhất được biết đến. Bệnh được biết đến đặc trưng bởi phát ban đỏ. Bệnh rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức hoặc bệnh sởi ba ngày. [3] Nhiễm Rubella virus có thể xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và rải rác quanh năm nhưng đa phần là vào mùa đông.

Bệnh thường diễn biến lành tính với biểu hiện sốt, phát ban, nổi hạch, tuy nhiên có thể gây ra biến chứng viêm não - màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu... Phụ nữ mang thai trong 18 tuần đầu nếu nhiễm Rubella có thể làm sẩy thai, sinh non và các biến chứng nặng nề khác.

Có đến khoảng 20%-50% người bệnh mang virus Rubella nhưng lại không xuất hiện triệu chứng. Những người đã từng mắc bệnh sau đó sẽ có miễn dịch bền vững, miễn dịch này có thể truyền qua nhau thai và bảo vệ trẻ 6 - 9 tháng sau sinh.

Bệnh do virus Rubella là gì?

2 Phương pháp chẩn đoán Rubella

2.1 Chẩn đoán ca bệnh lâm sàng

Những người đã từng tiếp xúc với người bệnh Rubella hoặc sinh sống hay đến từ vùng dịch bệnh này lưu hành.

Đồng thời, những người này có các triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Sốt nhẹ từ 1 đến 3 ngày.
  • Nổi các nốt phát ban, không có một trình tự nhất định nào và khi chúng biến mất sẽ không có sẹo thâm trên da.
  • Nhiễm virus Rubella có thể khiến người bệnh nổi hạch ở nhiều bộ phận trong cơ thể, không những thế họ còn bị đau mỏi cơ thểm nhức xương khớp.

2.2 Chẩn đoán xác định Rubella

Ngoài các biểu hiện chẩn đoán lâm sàng như trên, để xác định người bệnh nhiễm virus Rubella cần làm một số xét nghiệm như sau:

  • Kháng thể kháng Rubella IgM dương tính, một số trường hợp có thể cho kết quả âm tính ở 5 ngày đầu sau phát ban, cần xét nghiệm lại 1 tuần sau.
  • Hoặc xét nghiệm kháng thể kháng Rubella IgG với hiệu giá kháng thể lần 2 nhiều hơn 4 lần so với lần 1, với 2 xét nghiệm cách nhau 1 tuần.
  • Hoặc RT-PCR ở dịch hầu họng, máu, dịch não tủy, nước ổi cho kết quả dương tính với Rubella.

Cần phân biệt bệnh Rubella với bệnh sởi, sốt xuất huyết, sốt phát ban, dị ứng thuốc hay bệnh tinh hồng nhiệt.

Chẩn đoán Rubella 

2.3 Rubella ở một số đối tượng đặc biệt

Rubella ở phụ nữ có thai cũng có triệu chứng tương tự như các đối tượng khác. Người mẹ có thể lây nhiễm virus Rubella cho thai nhi trong tháng đầu từ 81% đến 90%, 60% - 70% ở tháng thứ 2 và 35% - 50% ở tháng thứ 3. Sau khi mang thai được 20 tuần, tỷ lệ lây nhiễm này sẽ giảm dần xuống còn 5% đến 15%.

Việc chẩn đoán nhiễm Rubella ở phụ nữ mang thai đặc biệt quan trong để đình chỉ hay giữ thai, người bệnh cần phải làm đầy đủ xét nghiệm chẩn đoán.

Rubella bẩm sinh gặp ở trẻ sơ sinh có mẹ từng nhiễm rubella khi mang thai và trẻ có kết quả IgM dương tính với Rubella. Rubela bẩm sinh có thể gây ra 2 nhóm biến chứng sau:

  • Nhóm A là những trẻ bị đục thủy tinh thể, bệnh glaucoma, bệnh tim, suy giảm thính giác, bệnh võng mạc sắc tố.
  • Nhóm B bao gồm các biến chứng ban tím, gan lách to, vàng da, não nhỏ, viêm não màng não, bệnh xương trong.

Để chẩn đoán xác định trẻ sơ sinh bị nhiễm Rubella cần làm xét nghiệm kháng thể trong máu cuống rốn, để tìm IgG và IgM.

Virus Rubella gây những triệu chứng gì trên người.

3 Biến chứng có thể gặp trong bệnh Rubella

Viêm não - màng não do virus Rubella có thể gặp ở thời kỳ toàn phát hoặc sau khi đã hết sốt và ban không còn nữa. Người bệnh thường chậm chạp, vô cảm, ngủ gà, rung giật nhãn cầu, liệt thần kinh sọ, co giật, hôn mê, rối loạn tuần hoàn và hô hấp. Dịch não tủy bình thường hoặc thay đổi như viêm màng não nước trong. Những trẻ nhiễm virus Rubella có biến chứng viêm não có tỷ lệ tử vong cao và hậu quả di chứng về tinh thần, vận động nếu sống sót.

Hiếm khi gặp tình trạng bệnh nhân Rubella bị giảm nghiêm trọng tiểu cầu giảm trong thời gian dài gây chảy máu dưới da, niêm mạc và nội tạng.

Ngoài ra, nhiễm virus Rubella có thể gặp biến chứng viêm phổi, viêm khớp, viêm tinh hoàn.

4 Liệu pháp điều trị cho người mắc bệnh Rubella

Bệnh nhân nhiễm virus Rubella cần phải cho cách 7 ngày kể từ khi phát ban, có thể cách ly tại nhà hoặc ở cơ sở y tế.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho virus Rubella, do đó người bệnh chủ yếu được điều trị triệu chứng và xử trí kịp thời các biến chứng.

4.1 Nhiễm Rubella được điều trị cụ thể như thế nào?

Những bệnh nhân nhiễm Rubella không có biến chứng cần cho nghỉ ngơi hợp lý và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Những trường hợp sốt cao do Rubella có thể cho sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol 500 mg, đồng thời bổ sung vitamin để nâng cao đề kháng.

Với trường hợp người bệnh nhiễm virus Rubella gây ra biến chứng viêm não cần điều trị theo phác đồ viêm não của Bộ Y tế.

Người bệnh có thể dùng gammaglobulin với liều 0,1- 0,4g/kg/ngày trong 3 ngày, có thể phối hợp methylprednisolon 2mg/kg/ngày từ 5 đến 7 ngày. Trường hợp người bệnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khác nữa cần cho dùng kháng sinh phù hợp.

Những trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu cần truyền Methylprednisolon 2mg/kg/ngày nếu tiểu cầu giảm xuống còn dưới 20g/L. Sau đó, người bệnh dẽ được giảm liều dần tùy theo khả năng hồi phục của họ.

4.2 Xử trí nhiễm Rubella ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cần được tư vấn đình chỉ thai nghén nếu được chẩn đoán xác định.

Phụ nữ mang thai từ 13 đến 18 tuần tuổi bị nhiễm rubella cần được biết về nguy cơ con bị rubella bẩm sinh, phải chọc ối để xét nghiệm. Tất cả các trường hợp phát hiện rubella trong nước ối được tư vấn nên đình chỉ thai, nếu âm tính cần theo dõi tiếp theo.

Với trường hợp đã mang thai trên 18 tuần bị nhiễm rubella thì nguy cơ rubella bẩm sinh ở trẻ sẽ thấp hơn, nhưng cần theo dõi thai kỳ liên tục.

Điều trị và phòng ngừa bệnh Rubella như thế nào?

5 Cần phòng bệnh Rubella như thế nào?

Trong cộng đồng cần được tuyên truyền về nhận biết và phòng chống bệnh Rubella.

Mọi người dân phải tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay đúng cách, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Đeo khẩu trang ở nơi công cộng và khi tiếp xúc với người bệnh, cần vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Rubella đặc biệt là phụ nữ mang thai, nếu tiếp xúc phải đeo khẩu trang y tế và bảo hộ.

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, nếu trẻ bị nhiễm rubella bẩm sinh cần hạn chế tiếp xúc với người mang thai và trẻ khác đến khi 1 tuổi.

Nhân viên y tế chăm sóc người bệnh Rubella cần thực hiện đầy đủ các biện pháp dự phòng chuẩn. Phòng bệnh cần được khử khuẩn, giữ thông thoáng, có ánh nắng chiếu vào.

Cho đến những năm 1960, rubella là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em. Nhờ vắc-xin MMR , vi-rút đã ngừng lây lan ở Hoa Kỳ vào khoảng năm 2004. Tuy nhiên, nó vẫn lây lan ở châu Á, châu Phi và các khu vực khác trên thế giới. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh rubella nếu họ tiếp xúc với vi rút và chưa được tiêm phòng. Phụ nữ mang thai phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng vì bệnh rubella có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho em bé trong thai kỳ. [4]

Để phòng bệnh, có thể tiêm vacxin Rubella ở dạng đơn hoặc kết hợp như sau:

  • Trẻ cần tiêm vắc xin vào thời điểm 9 tháng tuổi trở lên và tiêm lại khi được 18 tháng tuổi.
  • Người lớn chưa tiêm phòng hoặc chưa có miễn dịch, đặc biệt phụ nữ đan trong tuổi sinh để có thể được tiêm vacxin. Nhưng không tiêm cho người đang mang thai và sau tiêm phòng tối thiểu 1 tháng mưới nên mang thai.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh do virus Rubella và có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, Rubella (German Measles, Three-Day Measles), CDC. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của WHO, Rubella, WHO. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Rubella, Mayoclinic. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Rubella, WebMD. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nên tránh ăn gì khi sử dụng thuốc điều trị bệnh do virus Rubella?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh Rubella: Nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh Rubella: Nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng và điều trị
    TT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633