1. Trang chủ
  2. Tai Mũi Họng
  3. Viêm mũi xoang ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm mũi xoang ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm mũi xoang ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Viêm mũi xoang thường xuất hiện sau một đợt viêm đường hô hấp trên, đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Nếu không được điều trị sớm và kịp thời bệnh có thể tiến triển từ viêm mũi xoang cấp thành viêm xoang mạn tính. Ngoài ra, bất thường trong cấu trúc giải phẫu vùng mũi, dị ứng,... cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh viêm mũi xoang. Đọc chi tiết bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn về căn bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em này nhé!

1 Viêm mũi xoang ở trẻ em là bệnh gì? 

Câu tạo hộp sọ có một hệ thống khoang rỗng được gọi là các xoang, các xoang này được đặt tên theo tên xương cạnh nó. Các xoang vùng mặt bao gồm: xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Các xoang này đóng vai trò quan trọng giúp làm nhẹ vùng sọ mặt, đồng thời có khả năng cộng hưởng âm thanh tạo nên giọng nói. 

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm xoang, viêm mũi thường gặp trong các bệnh tai mũi họng ở trẻ. Lớp niêm mạc bao phủ bên trong các xoang bị tổn thương, bị phù nề và tiết nhiều dịch. Các tá nhân gây viêm xoang thường là do virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất, khói bụi, các chất dị ứng,...

Viêm mũi xoang thường hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi, thường sau khi các đợt cảm lạnh, cảm cúm kéo dài dẫn đến tình trạng viêm mũi xoang. Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm ba thể:

  • Viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần.
  • Viêm mũi xoang bán cấp kéo dài từ 4 - 8 tuần.
  • Viêm mũi xoang mạn tính kéo dài từ 8 tuần trở lên. 

​Viêm mũi xoang gây nên khó chịu trong việc hô hấp ở trẻ. Mũi trẻ bị tiết nhiều dịch gây nên các tình trạng khó thở, trẻ quấy khóc. Do đó, cha mẹ cần biết cách phòng ngừa và điều trị cho con để tránh xảy ra viêm mũi xoang mạn tính. [1]

Hệ thống các xoang
Hệ thống các xoang

2 Nguyên nhân gây nên viêm mũi xoang ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em, thường là sau khi bị nhiễm các siêu vi gây bệnh như vi khuẩn, virus,... đặc biệt virus cúm - Hemophillus influenzae gây bệnh cúm mùa là loại virus hay gặp nhất Hemophillus influenzae. Các loại vi khuẩn hay gặp gây nên bệnh viêm mũi xoang ở trẻ đó là: Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn,... Chúng có thể di chuyển ngược dòng từ phổi, phế quản, họng lên các xoang và gây viêm xoang cho trẻ. 

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu, bị suy dinh dưỡng, hay ốm vặt thường dễ bị viêm mũi xoang, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. 

Trẻ có cơ địa dị ứng, thường mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên có thể bị viêm mũi xoang.

Trẻ ốm sổ mũi điều trị không đúng cách, không dứt điểm gây sổ mũi dai dẳng, làm niêm mạc mũi bị phù nề, tắc lỗ thông mũi xoang, ứ đọng dịch trong xoang và viêm xoang.[2]

3 Chẩn đoán viêm mũi xoang ở trẻ

3.1 Triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang

Viêm mũi xoang có đặc trưng đó là niêm mạc mũi bị viêm phù nề, xuất tiết nhiều dịch, trẻ khó thở. 

Sốt nhẹ kéo dài là triệu chứng của quá trình viêm, trẻ bị sổ mũi, trong đó nước mũi có màu vàng hoặc xanh. 

Dịch mũi có thể chảy xuống họng gây đau họng, ho, hơi thở hôi, nôn ọe.

Nhức đầu, mệt mỏi khó chịu, mắt đỏ và phù nề quanh mắt.

Ở trẻ dưới 2 tuổi, viêm mũi xoang thường đi kèm với viêm tai giữa.

Viêm mũi xoang gây khó chịu cho trẻ
Viêm mũi xoang gây khó chịu cho trẻ

3.2 Cận lâm sàng

Khám nội soi mũi: khe mũi sung huyết đỏ, hốc mũi nhiều dịch nhầy, đặc, cuốn mũi dưới phù nề. 

Chụp X quang, chụp CT Scan xác định những biến đổi về cấu trúc giải phẫu mũi xoang, giúp ích trong việc phẫu thuật xoang cho bệnh nhân. 

Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán các bệnh lý u xoang.

Siêu âm xoang chỉ định cho trẻ trên 4 tuổi.

Nuôi cấy vi khuẩn trong dịch mũi xoang để phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ giúp ích cho việc điều trị. 

3.3 Chẩn đoán phân biệt

Viêm mũi xoang và viêm đường hô hấp trên.

Viêm mũi xoang và viêm mũi dị ứng.

4 Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ 

Tiêm phòng virus cúm phòng ngừa bệnh cúm là cách để bảo vệ cho trẻ khỏe mạnh.

4.1 Nguyên tắc điều trị

Làm giảm các triệu chứng lâm sàng: sốt, sổ mũi, khó thở, nghẹt mũi, ho cho trẻ. 

Tim nguyên nhân nhiễm trùng: virus, vi khuẩn, nấm,...

Điều trị các bệnh nền nếu có như: trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, trẻ suy giảm miễn dịch,...

Điều trị các bất thường về cấu trúc giải phẫu mũi xoang nếu có.

4.2 Điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Thuốc kháng sinh từ 7 đến 14 ngày, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. 

Thuốc chống sung huyết mũi: có tác dụng làm co mạch, giúp thông thoáng mũi, khiến trẻ dễ thở như Oxymethazolone 0,05%, Xylomethazoline 0,05%... nhỏ vào mũi. Liều dùng nên nhỏ mỗi lần 1, 2 giọt, ngày không quá 3 lần, thời gian dùng không quá 5 ngày. 

Corticoid tại chỗ (nhỏ, xịt).

Thuốc kháng histamine giúp chống dị ứng. 

Rửa nước muối sinh lý cho trẻ hàng ngày bằng bình rửa mũi. 

Hút dịch mũi nếu trẻ nhỏ chưa thể tự xịt mũi. 

Lưu ý những loại thuốc chống sung huyết mũi và các loại kháng histamin dùng thận trọng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ 
Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ 

4.3 Viêm mũi xoang mạn tính

Viêm mũi xoang mạn tính hay tái phát khi trẻ bị lạnh, khi bị ốm, do đó điều cần làm là nâng cao sức đề kháng cho trẻ, hạn chế trẻ bị ốm sốt.

Phẫu thuật là phương pháp hay được lựa chọn trong điều trị viêm xoang mạn, tuy nhiên cũng có thể để lại nhiều di chứng, bên cạnh đó trẻ vẫn có thể bị tái phát bệnh. 

Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không hợp lý, viêm mũi xoang có thể gây những biến chứng thành các bệnh như viêm họng mạn tính, polyp mũi, viêm tai, nhức đầu dai dẳng, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng não,...

5 Phòng bệnh viêm mũi xoang cho trẻ 

Một số biện pháp để phòng bệnh viêm mũi xoang cho trẻ em gồm:

Điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng tức thì.

Tránh tiếp xúc với những người bị cúm, người đang nhiễm siêu vi.

Rửa tay thường xuyên, thực hiện rửa tay bằng xà phòng tối thiêu 20 giây. 

Người lớn không nên hút thuốc trong môi trường có trẻ. 

Tiêm phòng vaccine cúm mùa cho trẻ để bảo vệ cơ thể trẻ khỏi virus cúm này. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Antony Hardjojo, Lynette PC Shek, Hugo PS van Bever và Bee Wah Lee (Ngày đăng: ngày 11 tháng 10 năm 2011). Rhinitis in children less than 6 years of age: current knowledge and challenges, NCBI. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Tác giả: G. Rotiroti,G. Roberts, GK Scadding (Ngày đăng: ngày 23 tháng 1 năm 2015). Rhinitis in children: Common clinical presentations and differential diagnoses, Wiley Online Library. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Viêm mũi xoang cấp tính kéo dài bao lâu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm mũi xoang ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm mũi xoang ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    KD
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, nhiều loại thuốc, thuốc chất lượng tốt

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633